Điều đáng nói là dù mỗi viên gạch nặng khoảng 12kg, nhưng cậu bé chỉ được trả 2.000 đồng/viên. Mỗi ngày cậu bé cõng được 3 chuyến, đồng nghĩa với việc ĸіếм được 18.000 đồng. Đây là một số tiền khá lớn đối với cậu và gia đình.
Sùng Mí Sò oằn mình cõng gạch lên bản – Ảnh: Hải Âu
Hình ảnh cậu bé 12 tuổi nhưng nhỏ thó, đang oằn mình với 3 viên gạch (khoảng 36kg) trên lưng khiến ai nấy đều xót xa và thương cảm. Công việc nặng nhọc là thế, nhưng số tiền cậu ĸіếм được chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền chi tiêu hằng ngày của chúng ta.
Cõng mỗi viên gạch nặng 12kg, Sùng Mí Sò được trả 2.000 đồng Ảnh: Hải Âu
Tài khoản Van Nguyen bộc bạch: “Nhìn những ảnh như này tôi toàn bị rơi nước mắt thôi, cảm thấy bất lực”. Nickname Tung Nguyên thì nói: “3 viên gạch này chắc cũng nặng bằng người em ấy rồi, người vùng cao nhiều nơi khó khăn quá”.
Người dùng Facebook có tên Nam Ninh Cung lại xót xa: “Sự vất vả này rèn luyện cho con người ta trở nên mạnh mẽ và thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh khó khăn. Ngẫm lại thấy trẻ em thành phố sướng mà khổ”.
Trao đổi với Thanh Niên, bạn Mua Thị Chở (sinh viên Trường ĐH Thái Nguyên, quê ở xã Sủng Là, H.Đồng Văn, Hà Giang) cho biết cậu bé trong bức ảnh trên là Sùng Mí Sò (12 tuổi) ở cũng xã với Chở và có hoàn cảnh rất đáng thương.
Chở cho biết cha của Sùng Mí Sò đã мấᴛ vì tai nạn, mẹ đi lấy chồng Trung Quốc để lại Sò cùng 2 em của mình cho ông bà nội là ông Sùng Nhìa Vá (60 tuổi) và bà Hờ Thị Sia (61 tuổi) chăm sóc.
Hình ảnh Sò khiến nhiều người không khỏi xót xa Ảnh: Hải Âu
Hằng ngày, Sò cùng các em của mình lên nương với ông bà. Khi nào có người thuê đi cõng gạch thì các bé lại đi cõng để ĸіếм tiền về mua gạo. Nhưng từ tết tới nay, Sò với ông bà của mình phải ăn mèn mén (món ăn làm từ bắp) để sống qua ngày.
Hiện tại, bài viết vẫn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Đồng quan điểm với Đỗ Hồng, nikname Tuấn Nguyễn bày tỏ: “Thấy thương em quá! Mỗi viên 12kg, 3 viên 36 kg mà leo lên cái dốc kia cũng lả ng đấy. Thế này còng lưng mất.”
Một số dân mạng khác lại cảm thấy những dòng tâm sự của chủ nhân bài viết không hợp với hình ảnh, thậm chí mang ý kiến chủ quan khi so sánh: “Thế mới biết sự vất vả của trẻ con vùng cao như thế nào. Nếu so sánh với khu vực thành phố, trung tâm đô thị thấy rằng các em thiệt thòi ra sao…”
“Quê em ăn mèn mén 80%, lâu lắm mới được một bữa cơm. Đó là tình hình chung của người dân tộc Мôпɡ quê em. Còn gia đình các bé thì càng khó khăn nên cơm không có để mà ăn. Vì ông bà già rồi, mù chữ, mù tiếng phổ thông nên chỉ ở nhà trồng ngô (bắp) và nuôi bò”, Chở kể.
Theo lời của bạn Chở, ở thôn Sủng Là, có rất nhiều bé 6-7 tuổi đã phải đi cõng gạch để ĸіếм tiền. Chính bản thân Chở cũng phải đi cõng gạch, cõng đá từ năm cấp 1 để có tiền. Dù làm cả ngày nhưng vẫn không được 20.000 đồng.
3 anh em Sò cùng bà nội
Căn nhà mà Sùng Mí Sò đang ở cùng ông bà là nhà đắp đất (nhà trình tường) – kiểu nhà truyền thống của dân tộc Мôпɡ ở Đồng Văn. Cả nhà có Ɖіệп xài nhưng nước thì phải đi hứng từng giọt ở hốc đá hoặc sử dụng nước mưa.
Sùng Mí Sò hiện học trường PTDT bán trú tiểu học Sủng Là, em út của Sò là Sùng Mí Sính thì học lớp 2 trường thôn Lao Xa. Riêng em giữa là SùngThị Và (11 tuổi) đã nghỉ học từ khi ba мấᴛ.
Hiện đang trong thời gian nghỉ dịch nên Sùng Mí Sò ở nhà phụ ông bà làm nương và đi oằn mình cõng gạch khi có người thuê. Những buối trời giá rét, Sò phải mang ủng để giữ ấm và không bị trơn trượt.