Trước diễn biết phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP.HCM đã đưa ra nhiều phương án tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu cách ly cho người dân.
Hôm qua, 19-3 phía Đại học Quốc gia TP.HCM đã cho tất cả sinh viên dọn ra khỏi KTX để nhường chỗ cho người cách ly.
Nhiều sinh viên đã dọn hành lý rời đi ngay khi có thông báo KTX được trưng dụng làm khu cách ly tập trung phòng dịch Covid-19. Làng đại học trở nên vắng vẻ khác thường.
Những sinh viên ở KTX ở lại TP.HCM trong thời điểm dịch Covid-19 này vì nhiều lý do. Có sinh viên vì thực tập vì đi làm thêm nên ở lại. Có sinh viên vì nhà xa lại ngay vùng có dịch nên không về được.
Sinh viên tranh thủ dọn đồ đạc để nhường phòng mình làm khu cách ly
Từ trưa 19.3, nhiều sinh viên đã ra khỏi KTX để công tác chuẩn bị khu cách ly được diễn ra kịp thời. Nhiều sinh viên về quê, một số khác vì vẫn phải ở lại TP.HCM nên thuê trọ mới, ở nhờ nhà người thân hoặc xin ở các khu từ thiện…
Ngoài ra, kinh phí hỗ trợ đối với những hộ dân bị khoanh vùng, cô lập 14 ngày cũng gặp khó, vượt ngoài khả năng giải quyết của quận. Thực tế ở phường 11. Q.8 đang cô lập 140 hộ với 725 nhân khẩu, đa phần là đồng bào người Chăm. Người dân ở đây ăn đồ chay, hải sản nhưng phải có đóng dấu theo quy định của tôn giáo.
Phong tỏa nghiêm ngặt con hẻm nhà вệпʜ пʜâп thứ 64 ở quận 8
Bên cạnh đó, phần lớn người dân là lao động phổ thông nên quận muốn hỗ trợ kinh phí 60.000 đồng/ngày để mọi người yên tâm cách ly.
Tuy nhiên, sau đó, Phòng Tài chính cho biết theo Thông tư 32 của Bộ Tài chính thì những người bị cô lập không thuộc diện được hỗ trợ, do đó quận không đủ cơ sở pháp lý để chi hỗ trợ.
Ông Trần Quang Thảo, Chủ tịch UBND Q.8, cho biết địa phương đang gặp khó khăn trong việc hỗ trợ các trường hợp cách ly tại chỗ Ảnh: Sỹ Đông
Liên quan đến ca nhiễm Covid-19 ở phường 2, Q.8 (вệпʜ пʜâп thứ 64), có 17 hộ thuộc diện cách ly tại chỗ. Một số hộ không yêu cầu phường cung cấp nhu yếu phẩm nhưng nếu nhà nước hỗ trợ thì họ nhận.
“Tuy nhiên, có 4 hộ yêu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm. Phường đã làm việc với các hộ này này nhưng họ đòi nhiều thứ như… táo New Zealand, nho Mỹ trong khi quy định thì quận chỉ được cung cấp thực phẩm thiết yếu, tối đa 50.000 đồng”, ông Thảo cho biết. Hiện phường đã ứng tiền cung cấp thực phẩm cho các hộ này 3 ngày một lần.
TP.HCM đề xuất tăng mức hỗ trợ người cách ly
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết Sở Y tế đang xây dựng phương án và trình UBND TP.HCM theo hướng hỗ trợ người cách ly tập trung 90.000 đồng cho 3 suất ăn chính trong ngày.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thông tin tại các khu cách ly tập trung, người dân được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày/người. Sắp tới, TP.HCM sẽ đề xuất tăng mức hỗ trợ suất ăn và các chính sách hỗ trợ cho người lao động, người nghèo. Ngoài ra, TP.HCM cũng sẽ xem xét lại nguồn lực hỗ trợ thức ăn và nhu yếu phẩm cho các khu dân dân cư bị phong tỏa.
“Đừng để những người dân bị cách ly tại khu dân cư nghĩ rằng mình đang bị cô lập. Do người dân không thể tự đi mua thức ăn nên chính quyền mới chủ động cung ứng giúp họ”, ông Phong chia sẻ và cho biết việc cách ly tại chỗ nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân người cách ly, gia đình và cộng đồng.
Cuộc sống ở chung cư M-One bị phong tỏa vì вệпʜ пʜâп thứ 89 nhiễm virus corona
Về việc cung ứng thực phẩm cho đồng bào người Chăm đang bị cách ly ở phường 11 (Q.8), Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin hiện có 11 cửa hàng quy mô lớn chuyên cung cấp thức ăn cho người Hồi giáo và đề nghị quận 8 chủ động liên hệ, làm đầu mối giúp người dân có đủ thực phẩm trong thời gian cách ly.