Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với bệnh nhân trong độ tuổi 40-70 nhưng cũng có thể thấy ở độ tuổi trẻ hơn, thậm chí ở tuổi 20.
Có nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa bệnh ung thư cổ tử cung và virut HPV. Nhiễm HPV được coi như nguyên nhân gây ra 95% trường hợp ung thư cổ tử cung. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa ung thư cổ tử cung và hoạt động tình dục với vai trò truyền bệnh của virut. Hiếm thấy ung thư cổ tử cung ở phụ nữ không sinh hoạt tình dục.
Ung thư cổ tử cung có thể phát hiện ở bất cứ người phụ nữ nào, tuy nhiên các đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn: Sinh đẻ nhiều lần, có nhiều bạn tình (nhất là những người này cũng có nhiều bạn tình khác nữa), bị nhiễm vi-rut đường sinh dục sớm, bị nhiễm vi-rut đường sinh dục, đặc biệt là vi-rut papilloma, những phụ nữ hút thuốc, người đang điều trị bằng thuốc ức chế, giảm miễn dịch, làm cho họ dễ bị nhiễm trùng…
Ung thư cổ tử cung có thể phát hiện ở bất cứ người phụ nữ nào. (Ảnh minh họa).
Triệu chứng:
– Ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung: Dị sản và loạn sản hiếm khi có triệu chứng do vậy chỉ phát hiện được khi làm phiến đồ âm đạo.
– Ở giai đoạn ung thư thể xâm lấn: Dấu hiệu chính là ra máu âm đạo bất thường, ra máu sau giao hợp có thể ít hoặc chảy máu nhiều như kinh nguyệt.
Triệu chứng thứ 2 là ra khí hư âm đạo màu vàng nhạt hoặc nhầy máu, đặc biệt ra khí hư rất hôi ở bệnh nhân có tổn thương hoại tử nhiều.
Một số bệnh nhân có thể có biểu hiện đau vùng thắt lưng cùng hoặc vùng mông, các triệu chứng này có thể liên quan đến các hạch vùng chậu hoặc hạch cạnh động mạch chủ chèn ép vào các rễ thần kinh thắt lưng cùng hoặc có thể gây ra giãn thận.
Ngoài ra còn một số triệu chứng liên quan đến trực tràng và hệ tiết niệu như: Đi tiểu ra máu, đi ngoài ra máu có thể xuất hiện khi khối u xâm lấn vào bàng quang và trực tràng.
Thói quen có thể gây ung thư cổ tử cung:
– Làm việc quá sức.
– Thức khuya.
– Ăn uống thiếu chất.
– Hút thuốc lá.
– Không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
– Lười khám phụ khoa.
– Quan hệ tình dục không an toàn.
Phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng cách nào?
Hiện tại, ung thư cổ tử cung chưa có thuốc đặc trị, việc phòng ngừa đơn giản và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine ngăn ngừa virus HPV. Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng loại vaccine này vào năm 2008.
Vaccine ngừa virus HPV được khuyến cáo tiêm cho nữ giới ở độ tuổi từ 9-26, trong đó thời điểm tốt nhất là khoảng 11-12 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, vaccine sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.