Theo báo cáo nhanh của Sở y tế TP Hà Nội vào lúc 20h30 tối ngày 6/3, vào lúc 17h cùng ngày, qua công tác giám sát, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 1 trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh) có kết quả xét nghiệm ban đầu dương tính với SARS-COV-2. Ngay khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã tiến hành điều tra lai lịch và tiền sử dịch tễ của bệnh nhân.
Sau khi thông tin chi tiết về hành trình và tiền sử dịch tễ của bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung (trú tại 125 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch,Hà Nội) đươc công bố, nhiều người đã rơi vào tâm lý sợ hãi vì người này ủ bệnh từ 29/2, về nước ngày 1/3 cho đến 5/3 mới bị phát hiện đưa đi cách ly. Có rất nhiều người đã phải theo dõi y tế vì có tiếp xúc với nạn nhân hoặc người tiếp xúc gần với nạn nhân.
Mới đây, hình ảnh của một cô gái nằm trên giường, người chằng chịt dây được cho là bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung bệnh đang trở nặng khiến nhiều người càng hoang mang hơn. Hình ảnh được đăng tải với nhiều thông tin khác nhau. Có người còn cho biết đây là ảnh do chính bác sĩ của Nhung cung cấp.
Những thông tin sai sự thật được đăng tải trên mạng xã hội.
Bài viết đính chính của T.D, chị gái My.
Tuy nhiên, thông tin này ngay sau đó đã bị bác bỏ khi một người nhà của bệnh nhân trong ảnh nhân ngườ thân, cho biết cô gái này tên My, bị virus cơ tim chứ không nhiễm COVID-19 : “Đây là My, em tôi đang bị viêm cơ tim. Làm ơn đừng câu like thất đức. Đến em tôi đang nằm Bạch Mai nguy kịch khổ sở mà cũng không tha cho nó, ghép ảnh tuyên truyền là thế nào ? Mấy người có đáng lên án hơn cả Nhung không? Em tôi khổ sở đến thế này mà cũng không được yên.” T.D, người nhận là chị của cô gái trong hình chia sẻ.
Rất nhiều ý kiến trái chiều nổ ra từ phía cộng đồng mạng về việc tấm hình đó có phải là Nhung hay là một người khác. Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng bởi vì tối hôm trước bệnh nhân Nhung còn online mạng xã hội khi đã bị cách ly, vì vậy việc bệnh tình chuyển biến xấu là khó xảy ra. Bên cạnh đó, bức ảnh phía trên được chụp ở phòng bệnh thường trong khi Nhung đang cách ly ở phòng áp lực âm theo công bố của Sở Y tế Hà Nội.
Trong tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, có không ít người “thần hồn nát thần tính”, sợ bóng sợ gió và chia sẻ những thông tim không trung thực. Gần như momi tin tức liên quan đến COVID-19 đều có thể làm cộng đồng mạng hoảng loạn. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, việc cần làm nhất là nắm bắt những thông tin chính xác từ bộ y tế, các nguồn chính thống thay vì chia sẻ những thông tin trôi nổi trên mạng.
Được biết, hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt 10 – 20 triệu đồng.