Con người, từ cổ chí kim đã mang trong mình thất đại tội lỗi từ tham lam, háo sắc, lười biếng, nông cạn, ngu ngốc… Khiến bản thân trở bận rộn bằng cách học tập, nỗ lực làm việc giúp con người khắc chế được những dục vọng xấu xa ấy.
Nhưng thực tế, rất ít người có thể thông qua việc tự giác tiến bộ mà dần dần khắc phục và thoát khỏi những nhược điểm và bản chất u tối của bản thân.
Hầu hết những quảng cáo chạy đến chúng ta, những bức ảnh khiến ta phải thả ‘react’ hay những video vài giây khiến chúng ta phải click ngay từ tiêu đề… Tất cả đều được chọn lọc thông qua những dục vọng và tội lỗi u tối nhất từ cổ chí kim. Chúng ta về bản thân đều sự tham lam, háo sắc, nông cạn, ngu ngốc đến thế nào, những hình ảnh mua vui ấy đều phản ánh nguyện vọng và suy nghĩ thực sự của con người.
Khi bạn lướt Facebook hàng giờ, nhấn vào không thiếu bất cứ một hình thức giải trí nào, thì dù bạn có tặc lưỡi lắc đầu chê bai những sản phẩm ‘nhảm nhí’ đó, cũng có một thực tế không thể bỏ qua: Chúng chính là thông qua các thuật toán để tự động lọc và đưa ra các hình ảnh và ý tưởng mà hầu hết mọi người, ngay cả chính bạn cũng thích xem, ủng hộ và đồng tình cho chúng ta xem.
Những câu quote chẳng rõ tác giả trên Facebook, những video ngắn trên Tiktok, những hình ảnh sang – xịn – mịn trên Instagram, thực chất hiếm khi đưa ra những ý tưởng mới mà chỉ mãi lặp đi lặp lại những nguyện vọng muốn thành hiện thực một nhóm người nào đó, ví dụ như có người yêu chiều chuộng, muốn gì được nấy, có bạn bè hào phóng… Những dục vọng không căn cứ này không ngừng được lặp đi lặp lại và ngợi ca, rốt cuộc khiến chúng ta trở nên ảo tưởng về cuộc đời rồi gật gù với nhau về những triết lý nửa mùa.
Ngay cả khi bạn là người ghét MXH, cũng không tránh được bị ảnh hưởng từ những ý tưởng điên rồ ở đó.
Mạng xã hội đầy rẫy những chuyện chướng tai gai mắt, những ý tưởng điên rồ, nhưng không vì thế mà những người dành hàng giờ ra giải trí với nó là tệ hại hay đáng bị trừng phạt như cách hiểu về thất đại tội. Bạn có thể xem, lướt qua, bình phẩm vài câu vô thưởng vô phạt mua vui, chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả. Đáng chỉ trích nhất chính là những người, vô tình hay cố ý, hô hào, ủng hộ và đưa những ‘rác phẩm’ trên mạng xã hội trở nên phổ biến và lan truyền nhanh chóng.
Ngay cả khi chúng ta hiểu rõ bản chất của mạng xã hội, cố gắng cảnh giác với những thứ tràn ngập trên newfeeds, cũng không thể phủ nhận, ít nhiều những ý tưởng đó, dù thiển cận đến đâu, cũng thỏa mãn một phần cảm giác trở nên ‘thượng đẳng’ trong mỗi người.
Việc chúng ta phải đối mặt với các loại thông tin trên mạng cũng giống như hôn quân thời xưa đối mặt với những quan lại khuyên can mình. Vây quanh hôn quân là một đám quan lại xảo trá, luôn mua vui cho y, nói những lời y thích nghe. Chỉ có vị vua anh minh mới đủ khả năng và khoan dung để tiếp nhận lời thật mất lòng. Một vị vua bị vây quanh bởi những kẻ tiểu nhân nịnh hót bị bọn tiểu nhân làm cho ngu đần hay do chính vua ngu ngốc mới chọn tiểu nhân đây?
Tương tự, sự khác biệt giữa người khôn ngoan với kẻ thiển cận là gì? Người khôn ngoan biết rằng thế giới rộng lớn mà hiểu biết của bản thân còn ít ỏi nên sẵn sàng bao dung với những người và những ý kiến khác biệt. Họ có khả năng học hỏi và thay đổi bản thân, đồng thời liên tục làm mới tư tưởng của mình thông qua tiếp nhận những thông tin tiến bộ.
Kẻ thiển cận lại cho rằng bản thân biết tất cả mọi thứ, hiểu mình hiểu đời, lúc nào cũng đúng. Bọn họ không chịu thay đổi bản thân, chỉ muốn tìm kiếm những ý kiến giống mình trên mạng để ủng hộ bản thân. Khi họ nhìn thấy những ý kiến không giống mình chỉ biết phẫn nộ và công kích ý kiến ấy.
Đây mới là những kẻ đang sợ nhất trên mạng xã hội – Những kẻ ‘thượng đẳng’ trong thế giới ảo được mạng xã hội nuôi dưỡng để duy trì cái tôi của chính mình.
Những cảm giác và chất xúc tác dễ dãi này sẽ như chất gây nghiện, sẽ luôn nằm lại trong vùng suy nghĩ an toàn của chúng ta, chúng không thể dẫn dắt ta mà chỉ có thể mê hoặc ta. Ở lâu trong vùng suy nghĩ an toàn ấy, khiến những khiếm khuyết và sự u tối vốn có của chúng ta ngày càng nhiều hơn. Chúng ta mua vui với mạng xã hội, thậm chí phụ thuộc vào đó, cũng chính như cách con người yếu đuối đến thế nào khi dễ ‘sa chân’ vào những thứ tầm thường và tội lỗi.