Bài viết có spoil một số tình tiết của phim.
Vào ngày 17/9, dự án phim Squid Game (Trò Chơi Con Mực) thuộc thể loại sinh tồn – giật gân của Hàn Quốc đã ra mắt trên nền tảng Netflix. Phim theo chân 456 người chơi bước vào 6 vòng thi sinh tử để tìm ra chủ nhân của món tiền kếch xù. Cứ tưởng đây sẽ là cú hích bùng nổ trong dịp hè 2021 khi có sự tham gia của dàn cast hạng A gồm Lee Jung Jae, Park Hae Soo và thậm chí Gong Yoo với tư cách khách mời, nhưng Squid Game lại khiến không ít khán giả thất vọng.
Là một sản phẩm gốc đến từ đạo diễn Hwang Dong Hyuk, Squid Game là một bước lùi lớn về sự sáng tạo của nền phim ảnh Hàn Quốc, thiếu đi một “nhân tố X” để khán giả phải nổi da gà khi xem. Đặc biệt trong khi “sinh tồn” vẫn luôn là sân chơi phá đảo của người anh em Nhật Bản, “tấm chiếu mới” Squid Game của xứ Hàn đã lộ nhiều lỗ hổng, đi ngược với tham vọng từ đầu của toàn bộ ekip.
Squid Game là một bước lùi lớn về sự sáng tạo của nền phim ảnh Hàn Quốc, thiếu đi một “nhân tố X” để khán giả phải nổi da gà khi xem. Bán Dạ Sinh
Một cốt truyện “tay ngang”, dài dòng khiến khán giả phải để sẵn tay trên nút tua
Tạm chưa xét đến việc Squid Game giống ai, thiếu sót lớn nhất của phim chính là sự “ba phải”, không có chính kiến dẫn đến mọi thứ lan man quá mức.
Đầu tiên, đây chắc chắn là một trong những tổ chức yếu kém và cồng kềnh nhất trong khâu quản lý game sinh tồn trên màn ảnh. Điều cơ bản nhất mà bất cứ tổ chức nào cũng hiểu rõ là tuyệt đối phải kiểm soát được “con mồi” của mình, nhưng Squid Game lọng cọng đến không đỡ được. Lúc thì giết người không ghê tay, khi lại không biết nên giết hay thả. Ban quản trị loay hoay mãi giữa lằn ranh của độc tài và dân chủ, tuyên truyền slogan “công bằng và bình đẳng” nhưng cuối cùng ông trùm lại bảo chỉ làm cho vui thôi?
Cô gái tóc xù Mi Nyeo không bắt cặp được với ai ở trò viên bi, sau đó được cho… đi ngủ để đợi mọi người chơi xong. Nhân văn ghê!
Một tổ chức khép kín, giấu nhẹm được hàng trăm, hàng nghìn người chết nhưng dễ dàng bị cảnh sát bám theo, trà trộn vào và suýt phá hỏng mọi thứ. Nguồn tiền đầu tư lên đến hàng tỷ won nhưng ngay cả một số bối cảnh trò chơi cũng khá tù túng, chật hẹp và sơ sài.
Bản chất các game được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian của thiếu nhi nên thành ra quá đơn giản, kém thu hút và không thể “đủ đô” với những ai đang mong ngóng một cuộc đấu sức, đấu trí hoành tráng.
Bối cảnh phim hẹp khiến quy mô trò chơi sinh tồn giảm sút, người xem cũng tụt hứng
Squid Game chưa cho thấy được sự tinh tế khi khai thác cảm xúc con người đặc biệt là trong lòng trận đấu, thiếu vắng cả sự súc tích trong khâu xử lý các thông điệp mang tính xã hội như nhân quyền, tình gia đình – thứ mà rõ ràng nhiều bom tấn như Train To Busan hay Sweet Home đã làm dễ như không. Bán Dạ Sinh
Ngay cả cách dàn trải các tình tiết phim cũng gây nên sự ngán ngẩm khôn cùng. Squid Game có tổng cộng 9 tập, thế nhưng nếu chỉ cắt ghép mỗi 6 vòng chơi lại thì chắc phim chỉ dài chưa đến 1/3 so với thực tế. Bộ phim khiến người xem quá xao nhãng với những “ngoại truyện”, về cuộc sống và lý do của từng nhân vật trong khi mối quan tâm lớn nhất – những trò chơi – lại như đóng vai trò phụ họa như phép chuyển cảnh.
Trong một cuộc chơi sinh tồn, sẽ chẳng có câu chuyện của ai quan trọng hơn. Chính cách chơi, thái độ chơi sẽ tự nhiên phơi bày toàn bộ bản ngã của người tham gia mà chẳng cần kể lể, đắp nặn dài dòng. Squid Game chưa cho thấy được sự tinh tế khi khai thác cảm xúc con người đặc biệt là trong lòng trận đấu, thiếu vắng cả sự súc tích trong khâu xử lý các thông điệp mang tính xã hội như nhân quyền, tình gia đình,… – thứ mà rõ ràng nhiều bom tấn như Train To Busan hay Sweet Home đã làm dễ như không.
Một nhân vật chính trước sau bất nhất, làm lộ rõ sự non nớt của biên kịch
Sự thiếu nhất quán của Squid Game lây lan ở mọi nhân vật như một thứ bệnh dịch. Nam chính Gi Hun (Lee Jung Jae) vốn là một kẻ đáng ghét, không quan tâm đến mẹ và con gái, còn hay trộm tiền trong nhà để mang đi cá độ. Thế mà khi tham gia Squid Game, Gi Hun lại “lột xác” thành một người chơi thánh thiện, tốt bụng, quan tâm đến thí sinh khác. Ngay cả bản chất của con người cũng dao động, mông lung thế này thì khán giả biết tìm sự thấu cảm ở chỗ nào?
Nếu Gi Hun là một người biết thương yêu nhân loại và người khác, y sẽ lên máy bay và đoàn tụ với con gái. Nếu Gi Hun là một tên thất bại, thối tha và ích kỉ, y chẳng ngốc nghếch đến mức vào lại cái trò chơi “quỷ tha ma bắt” ấy. Chẳng đường nào là thỏa đáng, biên kịch của Squid Game đã thẳng tay bóp chết nhân vật chính của mình rồi còn đâu… Bán Dạ Sinh
Squid Game là cuộc chơi của “nam chính mờ nhạt” Lee Jung Jae
Lòng tốt “trên trời rơi xuống” cũng là điểm mạnh duy nhất của Gi Hun xuyên suốt 6 trò chơi. Ngoại trừ mánh lới liếm kẹo để vượt qua vòng 2, Gi Hun chưa từng thật sự nỗ lực ở bất cứ trò chơi nào. Nhân vật chính, dù có vô dụng đi nữa, cũng phải trung thành với bản ngã của mình đến cuối, vì họ là trung tâm giao thoa của mọi diễn biến trong cuộc chơi. Nếu Gi Hun là một người biết thương yêu nhân loại và người khác, y sẽ lên máy bay và đoàn tụ với con gái. Nếu Gi Hun là một tên thất bại, thối tha và ích kỉ, y chẳng ngốc nghếch đến mức vào lại cái trò chơi “quỷ tha ma bắt” ấy. Chẳng đường nào là thỏa đáng, biên kịch của Squid Game đã thẳng tay bóp chết nhân vật chính của mình rồi còn đâu…
Tính cách bất thường, không đồng nhất của nam chính khiến khán giả không khỏi hoang mang
Không chỉ có nam chính Gi Hun mà những nhân vật khác cũng được thể hiện hời hợt, nước đôi. Người em Sang Woo (Park Hae Soo) không từ thủ đoạn để chiến thắng, tuy nhiên lại buông xuôi để Gi Hun có được số tiền thưởng ở vòng chung kết. Cô gái sáng giá nhất game Sae Byeok (Jung Ho Yeon) luôn mang gương mặt lạnh lùng, nguy hiểm nhưng rốt cuộc bị giết trong lúc ngủ. Những nhân vật phụ khác như anh chàng “ngoại quốc” Abdul hay cô gái xỏ khuyên Ji Yeong đều không thể có được sự ủng hộ 100% từ khán giả vì bỏ mạng quá sớm.
Nhân vật của Park Hae Soo được xây dựng ổn nhất nhưng cũng bị hủy hoại ở đoạn kết…
Sae Byeok là một cô gái dũng cảm, nỗ lực nhưng có cái chết quá “nhảm nhí”
Như đã nói, Squid Game quá sa lầy vào cách thể hiện ngoài lề mà quên đi những chuyển biến tâm lý cần thiết bên trong cuộc chơi. Nhiều dự án trước đó đã không ngần ngại lược bớt “backstory” của nhân vật, thay vào đó để chiến thuật chơi của họ lên tiếng. Mitsuko Souma của Battle Royale vẫn là “nữ hoàng sống còn” suốt bao năm dù cho cách thể hiện trên phim chỉ chiếm 30% nguyên tác. “Của cho không bằng cách cho”, Squid Game sở hữu nhân vật khá ổn về lý thuyết nhưng phương pháp truyền tải quá vụng về và đơn điệu. Để rồi sau cùng, chẳng có nhân vật nào đủ sâu sắc để người xem “đặt cược” đến phút cuối.
Squid Game sở hữu nhân vật khá ổn về lý thuyết nhưng phương pháp truyền tải quá vụng về và đơn điệu. Để rồi sau cùng, chẳng có nhân vật nào đủ sâu sắc để người xem “đặt cược” đến phút cuối. Bán Dạ Sinh
Một hỗn hợp “tả pí lù”, ngạo mạn đến mức đánh mất bản sắc riêng
Vậy Squid Game đáng nhớ và đáng nhắc đến vì điều gì?
Mô phỏng những trò chơi dân gian, As The Gods Will đã làm trước và làm rất tốt từ truyện tranh đến phim. Khung sườn về những con nợ bị ép uổng, đã có Kaiji: The Ultimate Gamblers đi tiên phong. Il Nam – thí sinh già yếu nhất hóa ra là ông trùm tổ chức, điều này Saw đã có từ 17 năm trước. Nam chính quyết định quay trở lại trò chơi thay vì tiếp tục cuộc sống, cô gái Nao Kanzaki của Liar Game đã làm không ít lần.
Một trận Battle Royale quy mô nhỏ đã nổ ra khi nhóm giang hồ của Deok Su tàn sát không ít thí sinh để gia tăng tiền thưởng. Viên cảnh sát Jun Ho đi tìm anh trai và chuốc lấy thất bại, thôi thì đi tham khảo cô bé Yuri của High Rise Invasion vậy.
Squid Game không may là bản chắp vá từ nhiều tác phẩm lớn nhỏ khác
Thật sự đáng tiếc cho những nỗ lực của đạo diễn kiêm biên kịch Hwang Dong Hyuk khi tâm huyết suốt hơn 10 năm của ông lại là bản chắp vá từ nhiều tác phẩm lớn nhỏ khác. Thế nhưng chẳng có mảng nào là thật sự đột phá tột đỉnh, đáng để mang ra và tung hô khắp mọi diễn đàn.
Nói trắng ra, kế hoạch phát triển kịch bản gốc của Squid Game thực chất đã là sai lầm ngay từ đầu. Điện ảnh Hàn dường như đã quá ngạo mạn, cho rằng bản thân có thể tự sản xuất một dự án gốc 100% trong khi ngay cả Nhật Bản – “ông hoàng” của đề tài sinh tồn còn hiếm khi can đảm đến thế.
Kế hoạch phát triển kịch bản gốc của Squid Game thực chất đã là sai lầm ngay từ đầu. Điện ảnh Hàn dường như đã quá ngạo mạn, cho rằng bản thân có thể tự sản xuất một dự án gốc 100% trong khi ngay cả Nhật Bản – “ông hoàng” của đề tài sinh tồn còn hiếm khi can đảm đến thế.Bán Dạ Sinh
Trải qua vài thập kỷ, từ Battle Royale đến As The Gods Will, Liar Game, High-Rise Invasion và gần đây nhất là Alice In Borderland, xứ mặt trời mọc hiểu rõ họ có sẵn tinh túy từ trong tay những tác giả truyện tranh, những bộ óc vĩ đại khiến giới độc giả thổn thức. Chính vì vậy, cần gì phải cố gắng nặn óc ra một kịch bản dị thường trong khi chỉ cần chuyển thể sao cho thật chỉn chu và nghiêm túc? Điện ảnh Hàn đủ tầm và đủ thông minh để thấy được riêng với thể loại sinh tồn, chọn một cuốn truyện, một quyển tiểu thuyết chất lượng và biến nó thành phim vẫn an toàn hơn là đổ “chất xám” vào một kịch bản gốc rủi ro. Và thất bại ở ngay trước mắt rồi đó thôi…
Chấm điểm: 2/5
Squid Game giống như một em bé chập chững bước vào vũ trụ phim sinh tồn bao la, những tưởng sẽ được cưng chiều, du di và yêu thương. Nhưng trong cuộc chơi sống còn thì làm gì có chỗ cho tình cảm, và em bé vẫn bị “giẫm nát” bởi kẻ mạnh và dồi dào kinh nghiệm hơn. Bộ phim ra mắt ngay cùng thời điểm với siêu hit Sex Education 3, sau đó bị bỏ lại đằng sau vì những lỗi tối cơ bản về kịch bản – nhân vật – cách truyền tải. Trớ trêu thay chất lượng của Squid Game đã được phản ánh rõ nét ngay trên poster: là một “trò con nít”!
Squid Game đã có mặt trên Netflix kể từ ngày 17/9/2021.
Nguồn ảnh: Tổng hợp – THEO TRÍ THỨC TRẺ