Chiều ngày 17/7, trang fanpage chính thức của AEON Việt Nam thông báo AEON Bình Tân đang khẩn trương vận chuyển nhiều sọt hàng rau củ ra sắp xếp tại khu vực bãi xe để chuẩn bị cho việc mở bán hơn 20 mặt hàng rau củ Đà Lạt với mức giá khuyến mãi 20-50%. Được biết, thời gian mở bán là từ 16h ngày 17/7 cho đến hết ngày 19/7 hoặc sớm hơn khi hết hàng.
Việc gian hàng rau củ được dựng trước bãi xe của siêu thị là để tạo điểm bán thông thoáng và dễ mua hơn cho khách hàng. Nhiều mặt hàng được bán giá rất tốt như bắp cải tím 25.000 đồng/kg, cà rốt 26.000 đồng/kg, khoai tây vàng 27.000 đồng/kg… Đại diện của AEON cho biết việc tổ chức giảm giá rau củ tươi tại thời điểm này nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong thời buổi dịch bệnh hoành hành.
Từ trước khi TP.HCM ban hành Chỉ thị 16, chuỗi siêu thị AEON đã chủ động tăng trữ lượng nhập hàng từ 5-6 lần để đảm bảo lương thực cho người dân. Từ ngày 15-7 đến nay, mỗi ngày siêu thị đều nhập vào khoảng 20 tấn rau củ, thịt cá… “Các mặt hàng tươi sống đều được bổ sung mỗi ngày nên khách hàng có thể an tâm, không cần mua tích trữ số lượng lớn” – đại diện AEON Việt Nam cho hay.
Không chỉ cung ứng cho khách hàng mua trực tiếp hay bán online, AEON còn triển khai bán hàng tại các điểm lưu động ở quận 1, quận 8, Tân Phú, Bình Tân và Bình Thạnh từ ngày 13/7 vừa qua. Việc giảm giá rau củ cho những ngày sắp tới đã giúp bà con Sài Gòn yên tâm hơn về vấn đề khan hiếm lương thực và bớt đi gánh nặng về kinh tế.
Lượng hàng của siêu thị không chỉ cung ứng cho khách hàng đến mua trực tiếp hay qua các kênh trực tuyến mà còn được bán tại 4 điểm bán hàng lưu động ở quận 1, 8, Tân Phú, Bình Tân và Bình Thạnh do hệ thống triển khai từ ngày 13-7.
Các hệ thống siêu thị trên địa bàn TP HCM cho hay, sức mua đã có phần giảm nhiệt dần trong 3 ngày nay. Lượng khách đến mua sắm cũng đã giảm so với ngày cao điểm 14-7.
Do lượng khách đã giảm, nhiều siêu thị thuộc hệ thống Saigon Coop, Satra, Vinmart… đồng loạt triển khai phát phiếu hẹn giờ mua sắm, giới hạn lượng khách vào khu mua sắm tự chọn và quy định thời gian mua hàng của từng đợt khách, tổ chức cho nhân viên mua hàng giùm khách… và quy định số lượng sản phẩm/khách hàng đối với 1 số mặt hàng có tỉ lệ mua nhiều như trứng gà, mì gói… nên đã kiểm soát tình hình tốt hơn, khắc phục tình trạng khách mua gom dẫn đến thiếu hàng cục bộ.
Theo Người Lao Động.