The King: The Eternal Monarch (Quân Vương Bất Diệt) hiện là một trong những dự án nhận được sự chú ý nhất nhì của giới truyền thông, đón đầu màn tái hợp của biên kịch vàng Kim Eun Sook cùng bộ đôi cực phẩm Lee Min Ho và Kim Go Eun.
Gây tranh cãi đạo nhái thiết kế kiến trúc Nhật Bản
Tuy nhiên, chỉ ngay sau hai tập đầu tiên lên sóng, Quân Vương Bất Diệt đã bất ngờ gặp tranh cãi lớn trên diễn đàn thảo luận.
Một bộ phận cộng đồng mạng đã ồ ạt cho rằng thiết kế của tòa nhà thể hiện hình ảnh Đại Hàn Đế Quốc được sử dụng trong intro của Quân Vương Bất Diệt, đã “mượn” thiết kế của kiến trúc Nhật Bản.
Phần nửa trên là hình ảnh thể hiện Đại Hàn Đế Quốc trong Quân Vương Bất Diệt, gây ra làn sóng tranh cãi khi cho rằng “tham khảo” kiến trúc Nhật Bản.
Một số hình ảnh trong intro trước khi tranh cãi nổ ra của Quân Vương Bất Diệt.
Hoàng đế Lee Gon và thủ tướng Goo Seo Ryung là hai trong số các nhân vật thuộc Đại Hàn Đế Quốc giả tưởng trong Quân Vương Bất Diệt.
Sau khi tranh cãi nổ ra, vào ngày 20/4, đại diện NSX Hwa&Dam Pictures đã lên tiếng giải thích: “Các điểm nhấn của Đại Hàn Đế Quốc được thiết kế dựa trên chủ đề double plum flower – một bông hoa được bao bọc bởi một bông hoa khác, thể hiện nền quân chủ lập hiến tại Đại Hàn Đế Quốc: nơi mà quốc hội và chính phủ coi gia đình hoàng gia là trung tâm. Chúng tôi muốn xác nhận rằng thiết kế này không hề liên quan tới Hoàng gia huy Nhật Bản”.
Đại Hàn Đế Quốc trong Quân Vương Bất Diệt là giả tưởng và buộc phải tự thiết kế từ những chi tiết nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, đại diện NSX cũng lên tiếng xác nhận: “Trong thời gian thiết kế tòa nhà gỗ hai tầng giả tưởng dựa trên các đặc điểm của chùa tại Hàn Quốc, chúng tôi cũng muốn xác nhận đã sử dụng một số đặc điểm của chùa tại Nhật Bản. Đây là một lỗi không thể phủ nhận của đội ngũ sản xuất, khi không phát hiện ra chi tiết này trong quá trình thiết kế không gian hư cấu của Đại Hàn Đế Quốc. Chúng tôi chân thành xin lỗi vì sự cố này”.
“Đội ngũ sản xuất sẽ ngay lập tức xem xét lại thiết kế của đoạn intro và đảm bảo sẽ không gây ra bất cứ sự bất tiện nào cho khán giả kể từ tập 3. Các tập phát sóng cũng sẽ được chỉnh sửa khi phát sóng lại và thay đổi trên các nền tảng trực tuyến”.
Nữ phụ bị bắt ngoại tình
Trước đó, The King: The Eternal Monarch cũng đã vướng ồn ào khi nữ phụ Quân vương bất diệt bị bắt ngoại tình tại trận, có cả ảnh full HD.
Cụ thể, ồn ào bắt đầu nổi lên khi truyền thông Hàn Quốc đưa thông tin cho biết nữ phụ Jung Eun Chae của Quân vương bất diệt ngoại tình với nam ca sĩ Jung Joon Il từ 10 năm trước. Hồi năm 2013, hình ảnh cặp đôi ngoại hình với nhau còn được truyền thông Nhật Bản chụp được ảnh vô cùng rõ nét.
Đáng chú ý, là phía công ty đại diện của nam ca sĩ lên tiếng phủ nhận trong khi công ty của Jung Eun Chae lại xác nhận họ hẹn hò với nhau và nữ diễn viên không hề biết anh này đã có gia đình.Thậm chí, một nhân viên của Jung còn khẳng định đã nhìn thấy nữ diễn viên đến tham gia concert của nam ca sĩ.
Những hình ảnh cũng như bằng chứng của vụ ngoại tình đã được đăng tải lên fancafe của nam ca sĩ. Sau đó, Jung Joon Il đã ly dị vợ.
“Sự nghiệp Tuesday” của Jung Eun Chae vẫn còn tiếp tục khi cô ngoại tình với nam diễn viên Nhật Bản Ryo Kase. Thậm chí, truyền thông Nhật còn bắt được loạt hình HD cuộc hẹn hò của cặp đôi ngoài luồng này.
Công ty của Eun Chae lên tiếng thanh minh, nữ diễn viên chỉ sang Nhật thăm bạn sinh còn và nhờ Kyo Kase đưa đi thăm quan vì từng đóng phim cùng nhau.
Không rõ cuối cùng nữ phụ này có ngoại tình không nhưng những thông tin này đã khiến truyền thông Hàn Quốc dậy sóng, nhất là trong thời điểm Quân vương bất diệt sắp được trình chiếu.
Lee Min Ho cũng ‘gặp vận’
Là tâm điểm chính thu hút sự quan tâm của phim, Lee Min Ho cũng trở thành đề tài bàn luận sau khi phim chiếu. Trên diễn đàn phim Douban của Trung Quốc, số đông fan chấm năm sao cho vẻ điển trai của mỹ nam xứ Hàn. Nhiều người thích thú thấy anh hóa thân thành hoàng đế của vương quốc hư cấu có tên Đại Hàn đế quốc.
Tuy nhiên, không ít người cho rằng Lee Min Ho dáng mập, mặt tròn hơn so với trước khi nhập ngũ ba năm trước.
Có người còn đánh giá, bước qua tuổi 30, Lee Min Ho chưa trưởng thành về nghề, vẫn mang phong cách diễn viên thần tượng của lúc trước. Nhiều tài khoản trên Douban và diễn đàn phim châu Á Asian Wiki cũng nhận xét Lee Min Ho diễn xuất một màu, không tiến bộ.
Lee Min Ho trong vai nhà vua.
So với Lee Min Ho, nữ chính Kim Go Eun nhận nhiều phản hồi tích cực hơn về phần trình diễn trên màn ảnh. Tuy nhiên, hai diễn viên được cho là thiếu “phản ứng hóa học”, không tạo được cảm giác cặp đôi.
Lee Min Ho và Kim Go Eun thiếu cảm giác cặp đôi.
Về kịch bản, The King: Quân chủ vĩnh hằng bị chê rối, nhạt và khó hiểu. Phim kể về sự tồn tại song song của Đại Hàn đế quốc – đất nước Hàn Quốc duy trì chế độ quân chủ lập hiến và Đại Hàn dân quốc – đất nước Hàn Quốc của hiện thực. Mỗi con người đều có hai phiên bản giống y hệt ngoại hình, có người thân giống hệt nhau ở hai thế giới. Hoàng đế Lee Gon (Lee Min Ho đóng) của Đại Hàn đế quốc vô tình bước qua cột mốc giữa hai thế giới và gặp được Tae Eul (Kim Go Eun đóng), nữ cảnh sát anh tìm kiếm 25 năm. Bác ruột của Lee Gon, kẻ giết chết phụ vương của anh, cũng lẩn trốn ở thế giới song song.
Dân mạng Trung Quốc đánh giá, ý tưởng phim về xuyên không giữa thế giới song song đã quá quen thuộc. Chi tiết sự tồn tại của các cặp “song trùng” thì giống như vay mượn từ phim kinh dị US của Hollywood.
Dù được dàn dựng hoành tráng về bối cảnh, series phim của Hàn Quốc không mang đến sự mới mẻ về nội dung. Ở hai tập đầu, yếu tố thế giới song song chưa được khai thác nhiều, chủ yếu làm nền cho chuyện ngôn tình. Chưa kể, nhiều chi tiết gây khó hiểu.
Những tình huống Lee Gon gặp phải khi lưu lạc ở thế giới song song cố được làm cho hài hước nhưng không hiệu quả. Phim có đông nhân vật, trong đó một số tuyến vai phụ đột nhiên xuất hiện và đột nhiên biến mất không rõ ràng. Quan hệ giữa nam nữ chính được xây dựng theo motif lối mòn. Lee Gon bám riết Tae Eul, phong cô làm hoàng hậu, còn Tae Eul thì nghĩ anh tâm thần và phiền phức. Những khoảnh khắc “thân mật” giữa hai hoàng đế Lee Gon và cận vệ Jo Young (Woo Do Hwan đóng) cũng bị cho là lỗi thời.
Tình bạn nam – nam bị đánh giá lỗi thời.